JA slide show

Tin tức

TPP – Tâm huyết của người đứng đầu Chính phủ

TPP – Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một sân chơi của 11 nước phát triển đang đón chào sự góp mặt của Việt Nam – một nước đang phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam có thể tham gia một hiệp định thương mại tự do có rất nhiều tiềm năng này mà sau nó là cả một hành trình dài để đàm phán, kí kết, xây dựng niềm tin chiến lược…


Có thể nói TPP có khối lượng cam kết lớn nhất, phức tạp nhất mà Việt Nam từng có cho tới thời điểm hiện tại. Nhưng trên cương vị là một người lãnh đạo với khả năng ngoại giao khôn khéo. Hơn nữa là người luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có thể biến TPP thành “con gà đẻ trứng vàng” cho Việt Nam. Trải qua 19 vòng đàm phán chính thức bên cạnh hàng chục vòng đàm phán không chính thức với những thỏa thuận gắt gao, căng thẳng nhưng vẫn kiên quyết bền bỉ và thành quả đã được đền đáp vào ngày 04/02/2016 vừa qua.
Thực tế, TPP không phải là FTA (Hiệp định Thương mại Tự do) đầu tiên mà Việt Nam tham gia, cũng không phải là FTA thế hệ mới duy nhất mà Việt Nam đã hoàn tất đàm phán cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, với việc có tới 2 trong số 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa Kỳ và Nhật Bản), tạo ra thị trường rộng lớn với khoảng 800 triệu dân, GDP cộng gộp của 12 nước chiếm 40% tổng GDP toàn cầu và lưu lượng giao dịch hàng hóa chiếm 30% thương mại toàn cầu thì TPP được dự báo sẽ là FTA có tác động lớn nhất tới mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam, cả trực tiếp và gián tiếp. Đây cũng là một trong những lý do chính để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiên quyết đưa Việt Nam gia nhập sân chơi nhiều tiềm năng này.

Khác với nhiều nước vẫn còn bất đồng khi tham gia TPP, có thể thấy đại đa số các ý kiến tại Việt Nam, từ các nhà lãnh đạo cho tới các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và dư luận đều ủng hộ Hiệp định này, cho dù mức độ lạc quan là khác nhau. Theo đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh thì “Việt Nam tham gia TPP thực sự là một quyết sách chiến lược từ một tầm nhìn chiến lược và lâu dài”.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đây là đàm phán quan trọng số 1 của chúng ta, nó sẽ mở ra nhiều thời cơ cho sự phát triển của nền kinh tế. “Nếu như WTO trước đây chúng ta tham gia chủ yếu là các hiệp định về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư… thì bây giờ TPP đi vào chiều sâu hơn”.
Những cam kết trong các Hiệp định là những khung khổ, chuẩn mực để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu. Với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, TPP chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và tận dụng được các cam kết này là thách thức lớn đối với các Doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng chính là điểm mấu chốt thể hiện tầm nhìn chiến lược của người đứng đầu Chính phủ về việc cần hành động cải cách thể chế. Bởi không ít doanh nghiệp hiện nay kể cả nhà nước vẫn đi theo “lối mòn”. Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng trong bài viết của Thủ tướng “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức – Hành động của chúng ta”.

“Việc thực hiện thành công Hiệp định TPP tùy thuộc rất lớn vào sự nỗ lực phấn đấu nâng cao nội lực và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong bài viết, Thủ tướng Chính phủ đã dành phần lớn dung lượng để trả lời cho câu hỏi chúng ta sẽ làm gì trong thời gian tới? Khẳng định rằng “thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển của một nền kinh tế”, rằng “phát triển nhanh và bền vững hay trì trệ, tụt hậu chủ yếu là do chất lượng thể chế”, Thủ tướng đã chỉ rõ vai trò và hành động cần có của các chủ thể gồm Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp và xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh trong bài viết là cần tiếp tục cải cách bảo đảm sự tương thích, đồng bộ giữa luật pháp, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức. Phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ để hoàn thiện hệ thống tổ chức lãnh đạo quản lý, nâng cao năng lực quản trị quốc gia. Không thể có môi trường kinh doanh tốt nếu không có thể chế phù hợp.
Từ đó có thể thấy tầm nhìn của người đứng đầu Chính phủ không chỉ dừng lại ở việc nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà còn ở việc biến những thách thức thành cơ hội lớn cho chúng ta thay đổi về chiến lược lâu dài. Một ví dụ đơn cử như việc nhập khẩu xe hơi sau khi chúng ta tham gia hiệp định này. Rất nhiều ý kiến cho rằng việc nhập khẩu này sẽ tạo ra tác động rất lớn tới tình hình giao thông của nước ta hiện nay. Nhưng tại sao chúng ta không biến đó là cơ hội để nâng cấp hệ thống giao thông của nước ta lớn hơn, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân. Chỉ là một thách thức nhỏ nhưng mang lại hiệu quả rất lớn bên cạnh những lợi ích khác mà việc nhập khẩu này mang lại như phục vụ tốt nhu cầu đi lại cho nhân dân, tác động đến quá trình giãn dân, nâng cao ý thức cho người chấp hành giao thông…thì tại sao chúng ta lại không dám lạc quan về một TPP đầy tiềm lực này.
Đúng là TPP sẽ không hiền lành như WTO mà như một bông hồng có gai. Niềm trăn trở của Thủ tướng là làm sao để bông hồng đó nở hoa thơm ngát mà ta không bị trầy xước bởi gai. Muốn như thế thì chúng ta nhất thiết phải hành động và hành động mạnh mẽ. Với hơn 50 năm gắn bó với đất nước, trọng trách đè nặng trên vai và có thể coi TPP chính là một trong những tâm huyết lớn của ông. Chính ông đã mang “chén cơm” TPP đến Việt Nam và việc của chúng ta là trả lời câu hỏi cơm đã đưa tới miệng làm sao để ăn cho ngon?


Hữu Đức

 
Trang 98 trong tổng số 167 trang