Trong đó bao gồm: Tạo cơ chế chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khuyến khích ngân hàng Thương mại và quỹ tín dụng ưu đãi cho SME phát triển chuỗi sản xuất liên kết ngành, ưu tiên tiếp cận quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ phát triển SME, ưu đãi thuế phí tín dụng...
Tại cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra sáng nay 29/4, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đưa ra 8 kiến nghị để thúc đẩy phát triển khối này, bao gồm:
Thứ nhất, tập trung ban hành Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo tính pháp lý cao và thực hiện chủ trương chính sách, kiện toàn công tác tổ chức chỉ đạo hỗ trợ SME và thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về DN nhỏ và vừa.
Thứ hai, khẩn trương xây dựng và sớm trình Quốc hội ban hành Luật về hội, thúc đẩy phát triển hiệp hội, tạo chỗ dựa vững chắc phát huy sứ mệnh của SME cho phát triển kinh tế đất nước, phát triển từng ngành hàng và DN.
Thứ ba, Thành lập Ban chỉ đạo khởi nghiệp Quốc gia với các thành viên là chuyên gia có trình độ từ các bộ ngành, chuyên gia để xây dựng giám sát và chiến lược phát triển khối DN Quốc gia, tiếp thu ý kiến giới doanh nhân và trí thức.
Thứ tư, tạo điều kiện xây dựng kho ngoại quan ở thị trường xuất khẩu trọng điểm cho SME, bổ sung điều kiện thuận lợi cho SME trong phát triển ở thị trường quốc tế, có khả năng thuê ngoại quan thúc đẩy xuất khẩu.
Thứ năm, tạo cơ chế chính sách giảm thuế TNDN, khuyến khích ngân hàng Thương mại và quỹ tín dụng ưu đãi cho SME phát triển chuỗi sản xuất liên kết ngành, sản phẩm và có giá trị gia tăng cao, khoa học CN và quản lý.
Thứ sáu, tạo cơ chế chính sách khuyến khích nội địa, phân phối bán lẻ, ưu tiên tiếp cận quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ phát triển SME, ưu đãi thuế phí tín dụng
Thứ bảy, tạo cơ chế chính sách cho nhà đầu tư, cụm công nghiệp phát triển hạ tầng, cho SME thuê đất, ưu đãi và thủ tục nhanh chóng.
Thứ tám, tạo thuận lợi cho đẩy mạnh các thủ tục công, theo hình thưc trực tuyến, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Theo Tô Mạn
Trí thức trẻ/CafeBiz